Đến nay, điều duy nhất rõ ràng là những nhà đầu tư lạc quan về tương lai đã có phần thưởng, chí ít là tạm thời. Còn ở một góc nhìn khác, chẳng ai dám chắc điều gì đã mang chúng đến với họ.
VN-Index tăng 103.53 điểm chỉ trong 9 phiên (31/03-13/04), bao gồm một chuỗi 7 ngày leo dốc liên tiếp và một phiên 06/04 tăng kỷ lục trong vòng 19 năm. Người mua đúng đáy thì rủng rỉnh những khoản lời béo bở, người nhỡ bán thì tặc lưỡi tiếc nuối.
Thế nhưng, các mức tăng giá của thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong ngắn hạn, sẽ không đảm bảo cho bất cứ điều gì. Liệu có phải nhà đầu tư sẽ chẳng bao giờ thấy các con số 650-660 điểm của VN-Index thêm lần nào nữa?
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio đã từng nói rằng: “Sai lầm của nhà đầu tư cá nhân là nghĩ rằng một cổ phiếu đã giảm là không tốt thay vì hiểu rằng nó đã rẻ hơn, và một cổ phiếu đã tăng là tốt thay vì đắt hơn.”
“Cú nảy của mèo chết” và tương lai
Mẫu hình của một cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán thường bắt đầu bằng sự giảm giá đột ngột của cổ phiếu, ngay sau đó, luôn có ít nhất một đợt hồi phục mà giới tài chính vẫn gọi lóng là “cú nảy của mèo chết” (dead cat bounce) khi dòng tiền “bắt đáy” sốt sắng đẩy giá cổ phiếu bật tăng, nhưng rồi thị trường lại tiếp tục sụt giảm nặng nề hơn nữa.
Cuộc khủng hoảng lần này khởi nguồn từ một biến cố ngoại vi nhưng lại có sức ảnh hưởng bao trùm lên tất cả, thị trường chứng khoán chỉ là một trong số đó. Liệu mẫu hình quá khứ có trở nên vô nghĩa khi đối diện một biến cố vô tiền khoáng hậu?
Giới chuyên gia đồng loạt khẳng định tác động kinh tế của virus Corona sẽ nặng nề hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Ấy vậy mà, giá cổ phiếu, không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp thế giới, lại bật tăng như trêu ngươi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, dù vẫn phảng phất quá khứ và hiện tại nhưng tương lai mới là thứ mà thị trường chứng khoán luôn luôn hướng đến.
Trước mắt, dễ nhận thấy rằng một phần hậu quả kinh tế của dịch bệnh đã được thể hiện qua đợt sụt giá cổ phiếu trong tháng 3. Rõ nét nhất, là trường hợp những doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh vẫn duy trì được sự tích cực/ổn định như VCB, VCS, TNG, HPG,… nhưng cổ phiếu vẫn giảm hàng chục phần trăm để phản ánh thời kỳ kinh doanh khó khăn sắp tới.
Thị giá đã giảm về mức thấp là lý do của những báo cáo hạ thấp triển vọng sinh lời của doanh nghiệp trong năm 2020 nhưng lại đi kèm khuyến nghị tích cực hơn với cổ phiếu của giới phân tích.
Ở khía cạnh riêng lẻ từng cổ phiếu, khó có thể tin rằng giá trị của các doanh nghiệp niêm yết lại thay đổi lớn đến thế từ trên cơ sở mỗi ngày, thậm chí, có lúc chỉ sau một buổi trưa (11/03) thì hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ đã từ giá xanh rơi xuống kịch sàn. Dù bạn là nhà phân tích cơ bản hay kỹ thuật thì đều chẳng thể giải thích cho những diễn biến kiểu vậy, và đấy chính là lúc ta phải đặt cả yếu tố tâm lý lên bàn cân.
Đã có nhiều thứ thay đổi trên thị trường chứng khoán trong suốt chiều dài lịch sử, từ các phương pháp phân tích, các xu hướng, sự cải tiến của công cụ và máy móc,… nhưng duy có một thứ không đổi đó là tâm lý của người tham gia.
Tâm lý đám đông đã luôn là một “tay chơi lớn” trên thị trường. Số đông nhà đầu tư, cũng như bao con người khác trong xã hội, đều có xu hướng hành xử giống với những gì mọi người xung quanh đang làm, bởi nó mang lại sự thoải mái nếu lỡ may sự việc không như ý. Những bối cảnh càng bất định thì đòn bẩy khiến thứ cảm xúc này rõ ràng hơn càng lớn. Mỗi người đều nhìn vào những bước đi của thị trường (tức là nhìn vào số đông) và bán thì cùng bán, mua thì cùng mua.
Cú bật vừa rồi của thị trường chứng khoán có lẽ cũng có công lớn của hội chứng sợ bị bỏ lỡ (fear of missing out - FOMO). Cũng giống với việc mọi người đổ xô đi mua giấy vệ sinh tại nhiều quốc gia vào những ngày dịch bệnh bùng phát, khi cổ phiếu xuống đủ thấp và bắt đầu bật dậy thì một lượng nhà đầu tư, những người luôn đau đáu sợ lỡ cơ hội mua tại “đáy”, ngay lập tức nhảy vào và đẩy giá cổ phiếu tăng lên.
Trong lúc đó, một dòng tiền mới cũng đổ bộ vào thị trường. Trong tháng 3 đỏ lửa của năm 2020, nhà đầu tư nội địa đã mở mới hơn 31.8 ngàn tài khoản chứng khoán, kỷ lục trong vòng hai năm, chỉ thấp hơn so với số tài khoản mở mới (gần 40,700) trong tháng 3 hoan hỉ năm 2018, khi VN-Index chạm đỉnh lịch sử 1,200 điểm. Không gì ảnh hưởng đến tâm lý và hành động con người hơn các biến động cực đại của giá cổ phiếu.
Sau tất cả, những bước tăng giá của thị trường cũng được xem là phản ứng lạc quan đối với các biện pháp cách ly xã hội, tương ứng với niềm tin rằng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Hay có lẽ, đây chỉ là diễn biến theo gót các thị trường chứng khoán tinh vi hơn trên thế giới. Nếu giới đầu tư Mỹ, nơi tập hợp những bộ óc tài chính hàng đầu, tỏ ra lạc quan thì lý do gì các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam lại nghĩ ngược lại?
VN-Index tăng 103.53 điểm chỉ trong 9 phiên (31/03-13/04), bao gồm một chuỗi 7 ngày leo dốc liên tiếp và một phiên 06/04 tăng kỷ lục trong vòng 19 năm. Người mua đúng đáy thì rủng rỉnh những khoản lời béo bở, người nhỡ bán thì tặc lưỡi tiếc nuối.
Thế nhưng, các mức tăng giá của thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong ngắn hạn, sẽ không đảm bảo cho bất cứ điều gì. Liệu có phải nhà đầu tư sẽ chẳng bao giờ thấy các con số 650-660 điểm của VN-Index thêm lần nào nữa?
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio đã từng nói rằng: “Sai lầm của nhà đầu tư cá nhân là nghĩ rằng một cổ phiếu đã giảm là không tốt thay vì hiểu rằng nó đã rẻ hơn, và một cổ phiếu đã tăng là tốt thay vì đắt hơn.”
“Cú nảy của mèo chết” và tương lai
Mẫu hình của một cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán thường bắt đầu bằng sự giảm giá đột ngột của cổ phiếu, ngay sau đó, luôn có ít nhất một đợt hồi phục mà giới tài chính vẫn gọi lóng là “cú nảy của mèo chết” (dead cat bounce) khi dòng tiền “bắt đáy” sốt sắng đẩy giá cổ phiếu bật tăng, nhưng rồi thị trường lại tiếp tục sụt giảm nặng nề hơn nữa.
Những "cú nảy mèo chết" của VN-Index trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 |
Giới chuyên gia đồng loạt khẳng định tác động kinh tế của virus Corona sẽ nặng nề hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Ấy vậy mà, giá cổ phiếu, không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp thế giới, lại bật tăng như trêu ngươi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, dù vẫn phảng phất quá khứ và hiện tại nhưng tương lai mới là thứ mà thị trường chứng khoán luôn luôn hướng đến.
Trước mắt, dễ nhận thấy rằng một phần hậu quả kinh tế của dịch bệnh đã được thể hiện qua đợt sụt giá cổ phiếu trong tháng 3. Rõ nét nhất, là trường hợp những doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh vẫn duy trì được sự tích cực/ổn định như VCB, VCS, TNG, HPG,… nhưng cổ phiếu vẫn giảm hàng chục phần trăm để phản ánh thời kỳ kinh doanh khó khăn sắp tới.
Thị giá đã giảm về mức thấp là lý do của những báo cáo hạ thấp triển vọng sinh lời của doanh nghiệp trong năm 2020 nhưng lại đi kèm khuyến nghị tích cực hơn với cổ phiếu của giới phân tích.
Trò chơi tâm lý
Từ sau Tết đến nay, thị trường biến động liên hồi với biên độ lớn. Kết phiên cách 10 điểm so với tham chiếu đồng nghĩa với một ngày bình thường của VN-Index.Ở khía cạnh riêng lẻ từng cổ phiếu, khó có thể tin rằng giá trị của các doanh nghiệp niêm yết lại thay đổi lớn đến thế từ trên cơ sở mỗi ngày, thậm chí, có lúc chỉ sau một buổi trưa (11/03) thì hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ đã từ giá xanh rơi xuống kịch sàn. Dù bạn là nhà phân tích cơ bản hay kỹ thuật thì đều chẳng thể giải thích cho những diễn biến kiểu vậy, và đấy chính là lúc ta phải đặt cả yếu tố tâm lý lên bàn cân.
Đã có nhiều thứ thay đổi trên thị trường chứng khoán trong suốt chiều dài lịch sử, từ các phương pháp phân tích, các xu hướng, sự cải tiến của công cụ và máy móc,… nhưng duy có một thứ không đổi đó là tâm lý của người tham gia.
Tâm lý đám đông đã luôn là một “tay chơi lớn” trên thị trường. Số đông nhà đầu tư, cũng như bao con người khác trong xã hội, đều có xu hướng hành xử giống với những gì mọi người xung quanh đang làm, bởi nó mang lại sự thoải mái nếu lỡ may sự việc không như ý. Những bối cảnh càng bất định thì đòn bẩy khiến thứ cảm xúc này rõ ràng hơn càng lớn. Mỗi người đều nhìn vào những bước đi của thị trường (tức là nhìn vào số đông) và bán thì cùng bán, mua thì cùng mua.
Cú bật vừa rồi của thị trường chứng khoán có lẽ cũng có công lớn của hội chứng sợ bị bỏ lỡ (fear of missing out - FOMO). Cũng giống với việc mọi người đổ xô đi mua giấy vệ sinh tại nhiều quốc gia vào những ngày dịch bệnh bùng phát, khi cổ phiếu xuống đủ thấp và bắt đầu bật dậy thì một lượng nhà đầu tư, những người luôn đau đáu sợ lỡ cơ hội mua tại “đáy”, ngay lập tức nhảy vào và đẩy giá cổ phiếu tăng lên.
Trong lúc đó, một dòng tiền mới cũng đổ bộ vào thị trường. Trong tháng 3 đỏ lửa của năm 2020, nhà đầu tư nội địa đã mở mới hơn 31.8 ngàn tài khoản chứng khoán, kỷ lục trong vòng hai năm, chỉ thấp hơn so với số tài khoản mở mới (gần 40,700) trong tháng 3 hoan hỉ năm 2018, khi VN-Index chạm đỉnh lịch sử 1,200 điểm. Không gì ảnh hưởng đến tâm lý và hành động con người hơn các biến động cực đại của giá cổ phiếu.
Sau tất cả, những bước tăng giá của thị trường cũng được xem là phản ứng lạc quan đối với các biện pháp cách ly xã hội, tương ứng với niềm tin rằng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Hay có lẽ, đây chỉ là diễn biến theo gót các thị trường chứng khoán tinh vi hơn trên thế giới. Nếu giới đầu tư Mỹ, nơi tập hợp những bộ óc tài chính hàng đầu, tỏ ra lạc quan thì lý do gì các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam lại nghĩ ngược lại?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đồng pha với các thị trường lớn |
Thịnh vượng trong sương mù
Dịch bệnh kéo dài bao lâu? Chính phủ sẽ phản ứng ra sao? Những hậu quả kinh tế do virus Corona sẽ đến mức độ nào?... hàng tá câu hỏi vẫn chưa có lời giải.
Sự bất cân xứng giữa hiểu biết của nhà đầu tư về hậu quả kinh tế của dịch bệnh và tâm lý lạc quan lan rộng làm dấy lên nghi ngại đối với chuỗi tăng điểm gần đây của thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế sẽ còn đối mặt với thử thách, kể cả khi Việt Nam tránh được cơn suy thoái thì nhiều khả năng cũng liên đới bởi sự đi xuống thế giới. Các công ty niêm yết có thể chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nữa và giá cổ phiếu sụp sâu. Tuy nhiên, chẳng ai biết liệu bao nhiêu phần trăm trong những viễn cảnh u ám đó đã phản ánh lên những bước đi đã rồi của giá cổ phiếu.
Dù vậy, thị trường chứng khoán từ lâu vẫn hoạt động với một “truyền thuyết” rằng, nếu bạn chờ đợi màn sương tan biến và mọi thứ trở nên rõ ràng thì có lẽ đó cũng là lúc bạn nhận ra mình đã bỏ lỡ phần lớn món hời béo bở.
Thừa Vân